buy naltrexone no prescription naltrexone buy online amlodipin sandoz amlodipin krka Lưới địa kỹ thuật được sản xuất đầu tiên ở Anh, sau đó phát triển ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước thế giới trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, thuỷ lợi…do những tính năng vượt trội so với các giải pháp truyền thống khác. Ở Việt Nam, lưới địa kỹ thuật cũng từng bước được đưa vào thiết kế, thi công nhằm giảm chi phí đầu tư và gia tăng chất lượng công trình. Hiện tại, DA Viêt Nam là nhà nhập khẩu phân phối các sản phẩm lưới địa của các hãng TENAX là một trong 2 hãng sản xuất lưới địa hàng đầu thế giới với trên 20 năm kinh nghiệm và hãng TAIAN MODERN PLASTIC (Trung Quốc)... Lưới địa kỹ thuật được phân loại dựa trên đặc tính kỹ thuật và loại vật liệu làm ra lưới địa. 1. Phân loại lưới địa dựa trên vật liệu làm ra lưới địa: - Lưới làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp tỷ trọng cao (HDPE) hoặc nhựa Polypropylen (PP) - Lưới địa làm bằng các sợi PET hoặc PP, các sợi này được bện với nhau từ nhiều sợi nhỏ khác nhau. loại lưới này có thể được bọc bằng nhựa hoặc bitum làm tăng cơ tính của lưới địa. - Lưới địa làm bằng các sợi thủy tinh (fiberglass geogrid) Vật liệu dùng làm lưới địa có sức chịu kéo đứt rất lớn 40,000 psi (so với sắt là 36,000 psi). 2. Phân loại lưới địa dựa trên đặc tính kỹ thuật Gồm: - Lưới địa 1 trục (Unixual geogrid) : có sức kéo theo hướng dọc máy thường để dùng cho giải pháp gia cố tường chắn và gia cố mái dốc… - Lưới 2 trục (Bixual geogrid) có sức kéo cả 2 hướng, thường dùng để gia có nền đường, nền móng công trình v.v... Trái với vải, hướng ngang máy có sức chịu kéo lớn hơn dọc máy. A. Lưới địa kỹ thuật 1 trục (UNIAXIAL GEOGRID) a/ Khái niệm: Lưới địa kỹ thuật 1 trục là loại lưới khi được trải ra thì lực căng được phân bổ theo 1 trục là toàn bộ chiều dài của cuộn (hay còn gọi là hướng dọc máy). Các mắt lưới được liên kết liên tục dọc theo chiều cuộn của lưới tạo lên một kết cấu vững chắc. Kết cấu này có ứng suất kéo và sức chịu kéo cao có thể từ 100 – 200 Mpa, sức kéo của lưới địa còn cao hơn các loại thép có hàm lượng carbon thấp, ưu việt hơn hẳn so với các loại vật liệu gia cường truyền thống. b/ Ưu điểm: Sức chịu kéo lớn không thua kém gì các thanh kim loại, tăng khả năng chịu lực của nền đất; Tính cài chặt với vật liệu chung quanh, tạo nên một lớp móng vững chắc, nhất là chống lại sự trượt của đất đắp dùng làm đê đập, tường chắn đất; Lấp các chỗ yếu, dàn đều các lỗ chống; Tính đa năng: hầu như thích hợp với mọi loại đất, đá; Giản dị: thi công dễ dàng, không cần máy móc, chỉ 2 người là có thể trải lưới; Tiết kiệm thời gian, nhân lực, vật liệu khác, chi phí đào đắp trong quá trình thi công; Giảm được chi phí trong duy tu bảo dưỡng, tăng tuổi thọ công trình; Lâu dài: ít bị hủy họai bởi thời tiết, tia UV, bởi môi trường chung quanh như đất có axít, kiềm, và các chất độc hại khác. c/ Ứng dụng: - Ổn định nền móng, gia cố nền đất, nâng cao khả năng chịu tải của các loại: đường, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng container… - Tường chắn trọng lực (đập, đê - kè sông, kè biển) : Lưới được trải nằm ngang,liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có thể xây các tường chắn cao tới 17 m vớ mái dốc đến 90 độ. - Gia cố mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể đạt tới độ cao 50 m. - Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác. - Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn. - Liên kết cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc, tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một cách hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng. - Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn... hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.). d/ Thông số kỹ thuật: liên hệ chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết B. Lưới địa kỹ thuật 2 trục (Biaxial Geogrid) a/ Khái niệm: : Lưới địa kỹ thuật 2 trục có sức kéo cả 2 hướng hướng dọc và hướng ngang tương đương nhau. Cũng tương tự như lưới đại kỹ thuật 1 trục, lưới địa kỹ thuật 2 trục có sức kéo còn cao hơn các loại thép có hàm lượng carbon thấp, ưu việt hơn hẳn so với các loại vật liệu gia cường truyền thống. b/ ưu điểm: Sức chịu kéo lớn không thua kém gì các thanh kim loại, tăng khả năng chịu lực của nền đất; Tính cài chặt với vật liệu chung quanh, tạo nên một lớp móng vững chắc, nhất là chống sự nún sụt của nền đuờng, sự trượt của đất đắp dùng làm đường, đê đập, tường chắn đất; Lấp các chỗ yếu, dàn đều các lỗ chống; Tính đa năng: hầu như thích hợp với mọi loại đất, đá; Giản dị: thi công dễ dàng, không cần máy móc, chỉ 2 người là có thể trải lưới; Tiết kiệm thời gian, nhân lực, vật liệu khác, chi phí đào đắp trong quá trình thi công Giảm được chi phí trong duy tu bảo dưỡng, tăng tuổi thọ công trình; Lâu dài: ít bị hủy họai bởi thời tiết, tia UV, bởi môi trường chung quanh như đất có axít, kiềm, và các chất độc hại khác. b/Ứng dụng: - Ổn định nền móng, gia cố nền đất, nâng cao khả năng chịu tải, ngăn ngừa, giảm thiểu sự nứt vỡ, giạn nứt, nâng cao tuổi thọ của các loại: đường, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng container, bãi đỗ xe… - Phù hợp cho việc gia cường nên đất yếu sau khi đã sử dụng loại lưới gia cường 1 trục xong hiệu quả chưa cao. - Gia cường sườn dốc, chống lại sự trượt, sạt nền đường giao thông. Giúp cho cỏ mọc được ở sườn đốc và taluy giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan và thân thiện với môi trường. - Phù hợp cho việc bảo vệ sườn dốc của đường, đường cao tốc, ngăn chặn đá trượt, giúp cho đường, đường sắt hoạt động ổn định. - Tường chắn trọng lực (đập, đê - kè sông, kè biển) : Lưới được trải nằm ngang,liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có thể xây các tường chắn cao tới 17 m với mái dốc đến 90 độ. - Mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể đạt tới độ cao 50 m. - Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác. - Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn. - Liên kết cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc, tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một cách hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng. - Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn... hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.).  


Hiện nay đã có một số công trình đã được đưa vào thiết kế và thi công như: Metro Hải Phòng, bãi đậu xe và đường nội bộ ở khu du lịch Đại Nam, cầu Phú Mỹ (Tp.Hồ Chí Minh), cầu Đắk Nông (tỉnh Đắk Nông), bãi container cảng P&O (Hiệp Phước – Nhà Bè), cầu Bình Lợi (Tp.Hồ Chí Minh)
Giải pháp sử dụng lưới địa kỹ thuật đã từng bước được áp dụng ở thịtrường Việt Nam. Hiện nay đã có một số công trình đã được đưa vào thiếtkế và thi công như: Metro Hải Phòng, bãi đậu xe và đường nội bộ ở khudu lịch Đại Nam, cầu Phú Mỹ (Tp.Hồ Chí Minh), cầu Đắk Nông (tỉnh ĐắkNông), bãi container cảng P&O (Hiệp Phước – Nhà Bè), cầu Bình Lợi(Tp.Hồ Chí Minh)……Trong tương lai, giải pháp sử dụng ngày càng rộng rãihơn trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. \
Hãy đến với chúng tôi Quý khách có thể yên tâm về chất lượng, giá cả và sự phục vụ tốt nhất. Công ty cổ phần vật tư và thương mại Hoàng Long Trụ sở chính :Số 38, ngõ 130, Đường Tựu Liệt - Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội Văn phòng giao dịch : số 35B Đường Nguyễn Huy Tưởng - Thanh xuân - Hà Nội Điện thoại : 02421202200 / 02435579 471 / Fax : 0435579 472 Email:vattukythuatvn@gmail.com .Website:vattukythuatvn.com Hỗ trợ bán hàng : 097 888 22 00 fiogf49gjkf05
|